Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử trong hợp đồng

09/08/2022

Căn cứ quy định tại Điều 24 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 thì:

Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu.
  • Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.

Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng; nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức; đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật Giao dịch điện tử 2005 và chữ ký điện tử đó có chứng thực.

Hợp đồng được ký bằng chữ ký điện tử có hiệu lực pháp lý không?

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Hình thức giao kết hợp đồng bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể.

Đồng thời, tại Khoản 4 Điều 400 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

Theo các quy định trên đây, khi giao kết hợp đồng các bên có thể ký sống vào văn bản; hoặc bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản. Hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản có thể là chữ ký điện tử; có thể dùng chữ ký số, chữ ký scan, chữ ký hình ảnh, điểm chỉ bằng vân tay;…để thể hiện ý chí chấp thuận nội dung mà các bên thỏa thuận. Như vậy, giao dịch thông qua phương thức điện tử hoàn toàn được pháp luật thừa nhận; nếu đáp ứng các điều kiện giao dịch có hiệu lực theo quy định pháp luật hiện hành.

 

D?ch v? thi?t k? website tr?n gi D?ch v? thi?t k? website chuyn nghi?p itheme.vn